Chữ H'Mông H'Mông

Bài chi tiết: Chữ viết H'Mông

Hiện chưa xác định rõ liệu một hệ thống chữ viết H'Mông trong lịch sử hay không. Theo truyền thuyết thì người H'Mông từng có chữ gọi là "chữ Nam Man", do người Hán gọi người H'Mông là người Nam Man. Trong cuộc chiến với người Hán, người H'Mông thua trận phải chạy về phía nam, dẫn đến sách và chữ đã bị thất lạc.[5]

Vì thế đến thế kỷ 20 tiếng H'Mông được coi là chưa có chữ viết. Những nỗ lực lập ra bộ chữ để ghi tiếng H'Mông xuất hiện vào giữa thế kỷ XX.

Chữ Hmông Latinh hóa

Tại Lào, nỗ lực lập ra bộ chữ Hmông Latin hóa RPA (viết tắt theo tiếng Anh: Romanized Popular Alphabet) được nhà truyền giáo Tin Lành G. Linwood Barney ở tỉnh Xiengkhuang bắt đầu vào năm 1951 [2]. Ông lập dựa trên thổ ngữ Hmông Lềnh (Mong Leng), với các cố vấn người H'Mông là Geu Yang và Tua Xiong. Ông tham khảo ý kiến với William A. Smalley [6], một nhà truyền giáo đã học tiếng Khmu tại tỉnh Luang Prabang vào thời điểm đó. Cùng lúc đó Yves Bertrais, một nhà truyền giáo Công giáo La Mã ở Kiu Katiam, Luang Prabang, đã tiến hành một dự án tương tự với Chong Yeng Yang và Chue Her Thao. Hai nhóm làm việc đã gặp nhau trong năm 1952 và hóa giải mọi sự khác biệt. Năm 1953 cho ra phiên bản RPA thống nhất.

Hiện nay chữ Hmông Latin hóa đã trở thành hệ thống phổ biến nhất để viết tiếng Hmông ở phương Tây, cũng như được sử dụng trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc, cùng với các hệ thống văn bản khác [2].

Chữ Pahawh Hmông trong bảng Unicode

Chữ Pahawh H'Mông

Năm 1959 thủ lĩnh tinh thần người H'Mông tại Lào là Yang Shong Lue (RPA: Yaj Soob Lwj; 1929 – 1971) lập ra bộ chữ Pahawh Hmông với hệ ký tự riêng (không phải Latin). Bộ chữ dựa nhiều vào thổ ngữ ngành H'Mông Đơư (Hmông trắng; Hmong Daw; RPA: Hmoob Dawb) và H'Mông Lềnh (Hmông Xanh; Hmong Leng; RPA: Hmoob Leeg). Bộ chữ Pahawh hiện có mã unicodeU+16B00–U+16B8F [7].

Chữ H'Mông tại Việt Nam

Tại Việt Nam năm 1961 phương án chữ H'Mông theo ký tự Latin đã được chính phủ Việt Nam phê chuẩn. Bộ chữ được xây dựng theo ngữ âm ngành H'Mông Lềnh Sa Pa - Lào Cai, có bổ sung thêm một số âm vị của các ngành H'Mông khác, gồm 59 phụ âm, trong đó có 3 âm vị phụ âm của ngành H'Mông Đơư (Mông Trắng, Hmong Daw) và H'Mông Sua, 28 vần và 8 thanh.

Vào thập niên 1970, phong trào học chữ H'Mông phát triển khá mạnh ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, nơi có nhiều người H'Mông sinh sống [cần dẫn nguồn]. Nhưng đến nay với nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình hình học chữ H'Mông đã không còn phát triển như trước kia nữa.

Từ thập niên 2010 nhu cầu học chữ H'Mông tại Việt Nam xuất hiện trở lại, gồm có cả yêu cầu của người dân về bảo tồn văn hóa H'Mông phát biểu ra khi tiếp xúc cử tri, các hoạt động giảng dạy chữ H'Mông ở Đại học Thái Nguyên [8][9], hay dạy chữ H'Mông ở giáo phận Hưng Hóa [10]. Tuy nhiên chưa rõ bảng ký tự sử dụng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: H'Mông http://members.ozemail.com.au/~yeulee/Topical/hmon... http://www.atrax.net.au/userdir/yeulee/History/Min... http://www.findarticles.com/p/articles/mi_m1282/is... http://hmonglessons.com/the-hmong/hmong-language/r... http://www.hmongtimes.com/ http://www.hmongtimes.com/displaynews.asp?ID=396 http://www.jefflindsay.com/Hmong_tragedy.html http://content.time.com/time/magazine/article/0,91... http://std.dkuug.dk/jtc1/sc2/wg2/docs/n4115.pdf http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb119542352